Chùa Mía

1,692
Chùa Mía tên gọi của nhà Phật là Sùng Nghiêm Tự. Chùa Mía được nằm trên một mảnh đất cao xa xa có dòng sông Tích chảy từ bên hữu sang bên tả mang ý nghĩa đem dòng sinh lực từ Âm về Dương để muôn loài, muôn vật trong không gian này phát sinh, phát triển.

Chùa Mía thuộc thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Một miền quê an lành. Chùa quay hướng Tây Nam vừa dướng đến trí tuệ để hành thiện (Nam) vừa có ý thức cầu mong thần linh yên vị (Tây) để vì chúng sinh mà ban phát ân huệ.

chua Mia

Chùa được khởi công từ thời gian nào hiện nay chưa có nguồn tài liệu chính xác khẳng định được. Người xưa cho rằng chùa và chợ là một cặp phạm trù thống nhất. Hai không gian có vẻ đối lập nhưng thực sự lại phải nương tựa vào nhau để tồn tại. Con người sống trong sự ồn ào, náo nhiệt, hối hả, nhưng khi bước qua cửa Chùa thì con người được chìm đắm vào miền thánh thiện thanh tao khiến cho lòng người trở nên tĩnh tâm.

So sánh thế giới bên ngoài và thế giới bên trong, so sánh sự ồn ào và sự tĩnh lặng, so sánh sự trần tục và so sánh tâm linh qua cảnh chợ ồn ã người lên cõi từ bi qua 5 bậc gạch phẳng phiu của tam quan, tam quan kiến trúc kiểu hai sàn (2 tầng) sàn trên xưa kia treo chuông và khánh, nay đặt tượng của vị hộ pháp nhỏ thế đứng hai tay chắp trước ngực, sàn dưới của tam quan còn hai tấm bia đá; bia bên phải khắc tên các Thiện Nam, Tín Nữ công đức việc xây dựng lại Chùa, bia bên trái ghi chép việc lập Chợ. Tam quan có hai tầng mái tượng trưng cho âm dương đối đắc để mỗi khi tiếng chuông rung lên như nhắc nhở Trời Đất – Âm Dương hòa hợp. Phía bên tay phải là cây Đa cổ thụ; tương truyền cây Đa có hơn 600 năm tuổi, tán xòe ra như những bàn tay khổng lồ của đức phật chở che cho hết thảy chúng sinh hướng tâm về cõi Niết Bàn.Hành lang từ cổng Chùa đi vào

Trải qua thời gian, cây đa cũng mở rộng tấm lòng đón và phù trợ các loài sinh vật khác đến sinh sống cộng sinh, hài hòa và phát triển tươi tốt. Kề bên đường gạch là tòa Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa (Chín tầng hoa sen) mỗi tầng tháp xòe hình đầu rồng cong vút chạm trổ công phu, có lẽ chín tầng tượng trưng cho chín kiếp tu hành khổ não của Đức Phật để đạt tới quả phúc, trong lòng tháp một đường cầu thang vòng xoáy trôn ốc. Tầng trên cũng thờ vọng xá lị Đức Phật từ trong lòng tháp ta có thể nhìn ra ngoài bằng 8 cửa vòng quanh thân Tháp. Tám cửa tượng trưng cho 8 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc. Tháp này cũng tượng trưng cho một ngòi bút khổng lồ để trấn giữ cho mạch văn của làng quê Đông Sàng.

Trước mặt tiền đường là hòn Tam Sơn (Núi non bộ) như một trục vũ trụ để chúng sinh khi bước vào trong đi cửa giữa hay nói một nghĩa khác là lấy phong thủy.

Hai bên của Tam Sơn là tòa tả vu mới được xây dựng. Tuy nhiên, đó là những hạng mục gắn thần có nghĩa là gắn với Bà Chúa Mía và Điện Mẫu nhiều hơn là với cửa Phật.

Theo quan niệm của Người xưa đến Chùa là thờ Phật nhưng đến Chùa Mía thì thờ người có công trùng tu ngôi Chùa Mía, đó là bà Ngọc Dong – người con của làng quê Nam Nguyễn (Đông Sàng).

Trước khi chúng ta bước vào trong Chùa bước vào Tiền Bái phải lên qua 7 bậc, mà người xưa thường nghĩ tượng trưng cho 7 bước đi của Đức Phật Thích Ca Mâu ni vào toàn cõi vũ trụ để cứu vớt muôn loài nhập về miền hạnh phúc.

Tòa Tiền Bái có 7 gian theo lối tường hồi bít đốc tay ngai, hai gian đầu bịt gạch, năm gian giữa làm theo lối Thượng song hạ bản.

Phía bên trái là một tấm bia lớn có niên đại đời Đức Long thứ 6 (1634) đây là một tấm bia khá đặc biệt về nghệ thuật, các nét chạm trổ trau chuốt xen kẽ rồng lá và đây là 5 chữ “Sùng Nghiêm tự bi ký” phía dưới là ghi tên những người có công trùng tu Chùa Mía và những người có công cho việc đóng góp.

Chùa Mía được xây dựng từ thời xa xưa, kiến trúc xây dựng theo kiểu Nội công ngoại quốc, vào nhà mới đóng cửa.

Kiến trúc mái chùa được xây dựng thiết kế cao 1m59 – 1m60 không phải người xưa thấp mà trước khi vào nơi Tối Linh cao nhất phải cúi người như một lời chào tỏ lòng cung kính sau đó mới được phép đứng thẳng người nếu ai không tuân theo sẽ bị cộc đầu. Đây là đặc trưng kiến trúc truyền thống trong Lễ nghĩa.

Xuất phát từ câu truyện truyền thuyết ly kỳ: chuyện kể rằng vào đời Vua Hùng Vương thứ 16 sinh hạ một cô công chúa rất xinh đẹp tên là Mị ê. Nàng không giống những cô công chúa khác thường ở trong cung cấm mà Nàng thường đi dạo và đi thú xem người dân lao động sản xuất. Trong một lần, Nàng cùng đoàn tùy tùng đi vi hành đến bãi sông Hồng thuộc địa phận đất Đường Lâm ngày nay, vào một buổi trưa hè nắng gắt, nàng phát hiện ra một bụi cây tươi tốt giống như bụi cây lau sậy, Nàng với tay hái thấy tay có vị dấp dính đưa lên miệng nếm có vị ngọt. Nàng nghĩ ngay là một cây qúy cho tùy tùng ăn thử thấy đỡ mệt và đỡ khát. Nàng cho nhân rộng cây lạ đó ven sông Hồng, chẳng bao lâu cây lạ đó ép lấy nước đun lên có màu cánh gián, cuối năm dâng lên vua cha cây lạ và nước lạ vua cha thưởng thức cảm kích trước người con gái yêu của mình đặt tên cây là đó là Mị ê, dần dần nhân dân sợ phạm úy đọc và gọi chệch đi là Mi ê và Mía, tên làng Mía có từ thời vua Hùng Vương thứ 16 mang tên con gái Vua, sau này có nhiều địa danh mang tên Mía, Chùa Mía, Chợ Mía, Bến Phà Mía, Phố Mía, Đền Phủ Bà Chúa Mía.. . và đặc biệt khi đến Đường Lâm có đặc sản nông nghiệp đó là đặc sản Gà Mía.

Chùa Mía hiện tại có thờ 287 pho tượng trong đó có 6 pho tượng bằng đồng, 107 pho bằng đất nung và 174 pho bằng gỗ các loại; 287 pho tượng thể hiện 287 cuộc đời buồn vui khổ hạnh khác nhau;

Ban Tam Bảo là 3 ngôi quý báu đó là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Hàng trên cùng là hàng Tam Thế Phật Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thể hiện quá khứ, Đức Phật Adida thể hiện hiện tại, Đức di lặc thể hiện là vị tương lai.

Pho tượng Adida bằng đồng tuyệt đẹp tượng tạo trên tòa sen dáng thiền định. Ngài tu khổ hạnh kiên trì trong 10 đời 9 kiếp mới đắc đạo thành Phật tóc phật xoắn như hình xoắn ốc, bên phải là Địa Tạng bên trái là Đức Mục Liên đó là hai đệ tử của Phật. Đặc biệt hơn là pho (Hoa) Bá Đại Hoàng Thượng dân gian gọi là Đức Di lặc Người ngồi ghế bành dáng thư thái đường bệ. Hình như tất cả những giàng mắc trói buộc phàm trần đều lọt qua tai ngài, khiến đôi tai to và chảy dài xuống sát vai nom thật lạ. Mọi điều thật giả, thiện ác trần gian chứa cả trong lòng Người rồi được Người gột rửa giải thoát sự giải thoát toát lên vẻ không còn khổ não, nụ cười của Người đạt tới đích của sự viên mãn mà vẫn toát lên vẻ uy nghiêm “Di lặc xuất thế, thiên hạ thái bình”

Tiếp nữa là tượng phật Di đà tam tôn hai bên là tượng Quan âm và Thế chí (kể tích)...

Tượng Văn thù bồ tát (kể tích Văn thù bồ tát cưỡi con Thanh sư)

Phổ hiền bồ tát (kể tích Phổ hiền bồ tát cưỡi trên voi trắng bạch tượng)

Động quan âm thị kinh thể hiện tình mẫu tử.

Đây là tượng Quan thế âm bồ tát. Nàng công chúa Ba, công chúa diệu thiên (kể ...)

Nàng công chúa Ba, pho tượng Bồ Tát Nam Hải quân âm bằng đồng Người tọa trên tòa sen mười hai cánh, tay đan lồng nhau như che chở vỗ về đón đỡ Thập loại chúng sinh.

Đi tiếp xuống bậc hai của tòa Thượng Điện là Phạm Thiên và Đế Thích hai ông vua đánh cờ.

Bộ tượng Thích ca sơ sinh khi người đản sinh tay trái chỉ trời, tay phải chỉ đất “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Trên có trời, dưới cá thiên hạ chỉ có ta là chân thật, hiểu cái ngã đó là giáo lý, giáo đời khi người đản sinh biết bước 7 bước dừng lại ở bước thứ 7 quay trở lại thấy 7 bước đi nở thành 7 bông sen. Bên cạnh đây là tòa Cửu Long khi người tắm có 9 đầu rồng phun nước cho Người tắm.

Tiếp theo là Thập điện diêm vương là các quan cai quản dưới địa ngục, giống như đội thi hành án những kẻ phạm tội bằng nhiều phương pháp thích ứng với tội ác đã gây ra của mình với chúng sinh. Bên tay trái là động Thích ca sơ sinh diễn tả cảnh các chư thần bận rộn, ngạc nhiên lo lắng mừng rõ quanh Hoàng Hậu MaĐa thân mẫu của Đức Phật.

Đối diện với động Thích ca sơ sinh là ban thờ Bà Chúa Mía để tưởng nhớ công lao của Người đây là nét đặc sắc nhất khi đến Chùa Mía là thờ Phật nhưng Chùa Mía thờ cả người có công với vùng, Người tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Diệu – người con hiếu thảo của 2 làng giáp ranh với nhau là Nam Nguyễn (Ba Vì) và Đường Lâm. Bà là người con gái sắc nước hương trời giỏi tài văn, thơ khi chúa Trịnh đi qua vùng đất này trên chiếc thuyền rồng sang trọng, quyền quý bỗng nghe thấy tiếng hát trong trẻo, cao sang của người con gái đang cắt cỏ, chăn trâu. Chúa đã cho người mời bà đến yết kiến, nhận thấy tài đối đáp trôi chảy, hoạt bát, Chúa Trịnh Tráng Thanh Đô Vương đã cho mời bà về cung rồi phong làm Cung phi. Bà là người đã bỏ công sức, tiền của và kêu gọi nhân dân quanh vùng trùng tu ngôi chùa Mía từ năm 1632 – 1636. Chùa được khang trang khi bà mất nhân dân quanh vùng lập đền thờ bà đó là Đền Phủ cách Chùa khoảng 100m và tại Chùa Bà cũng được dành giêng một ban thờ cho Bà, Bà mất vào cuối năm chính vì vậy chỉ mở Am thờ một lần để bao sái, tượng Bà đã trở thành Bà Chúa của toàn vùng đặc biệt tại quê hương của Bà. Bà cũng là người có công lập ra chợ Mía, bến phà, rạch Phủ và xây dựng ngôi chùa Viễn ở trên đồi cao rất cổ kính, trang nghiêm.

Kề bên là ông tượng Hộ Pháp (Ông Thiện) một pho tượng khá đẹp và to nhất trong các tượng ở Chùa Mía. Người ngồi uy nghi trên thanh sư, tay trái cầm ngọc lưu ly – con sư tử ngoan ngoãn áp má vào đùi của Người miệng há ra có vẻ như đón đợi sự âu yếm từ ban tay khổng lồ của Thái Tử Hữu Thiện. Có một câu chuyện tương truyền hai anh em con của Vua, Vua có một ước nguyện nếu ai có viên ngọc lưu ly người đó sẽ trị vì đất nước. Người em Hữu Thiện có lấy được viên ngọc lưu ly, người anh cũng muốn trị vì đất nước nên muốn lấy viên ngọc từ em của mình, người em mang viên ngọc chạy đến chùa nơi vua đang ngồi thiền định, chẳng may người em bị vấp ngã và chết, người anh cầm viên ngọc lên để chiến ngôi vị nhưng sau đó bừng tỉnh, cho dù có quyền uy tối linh làm vua nhưng khi chết đi không mang theo gì được và người anh đã ước người em sống trở lại cả hai anh em tu thành chính quả được Đức phật nhấc lên làm hai người bảo vệ số lượng tượng phật trong các Chùa. Người em là đại diện khuyến thiện - khuyến khích làm việc thiện, người anh là đại diện trừng ác đại diện từng trị những người làm việc ác đó chính là Thái Tử Thiện Hữu, Thái Tử Ác hữu đối diện với ông thiện cả hai người đều mong muốn hết thảy chúng sinh trong cõi dương gian đều có tâm sáng trừ ác hướng thiện.

Tại ban Tam Tòa Thánh Mẫu có ba pho tượng là: Mẫu Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Ngàn. Mẫu Thiên màu đỏ, Mẫu Ngàn màu xanh, Mẫu Thoải màu trắng. Thể hiện là mẫu mẹ nên hai bên có lầu cô và lầu cậu.

Hai đầu hồi ở hai tòa Chính điện là hai hàng tam (vị) mỗi bên bốn vị Bát Bộ Kim Cương. Bát bộ kim cương là 8 pho tượng tuyệt hảo, các nghệ nhân đương thời đã dồn hết trí tuệ vào đôi bàn tay điêu luyện thể hiện nội tâm củ hàng tương võ uy nghi, dũng tiến Tám vị bảo vệ 8 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc được bình an vô sự

Qua cửa hậu tòa chính điện là dãy hành lang 9 vị La hán ngự trên cao và bên kia đối diện là 9 vị La hán nữa, tựu trung là Thập Bát La hán (18 vị) các vị La Hán gợi cho ta niềm cảm thông với những số phận con người trần thế trong cảnh lưu lạc đọa đầy oan khiên họ tìm về cõi Phật tu hành chờ kiếp luân hồi, 18 vị thể hiện 18 tư thế buồn vui khổ hạnh khác nhau.Tượng La Hán tại chùa Mía

Qua dãy tượng La Hán ban thờ Thánh Tăng ANan (Đức thánh hiền) phổ độ cho việc học tập nếu ai muốn xin chữ xin học sẽ xin ở ban Đức Thánh Hiền.

Tiếp theo là ban thờ hai vị thần mà có lẽ là những vị thần mà nhà Chùa gọi là Nam Tào - Bắc Đẩu (mọt vị giữ sổ sinh và một vị giữ sổ tử).

Tiếp theo là quan âm tọa sơn ngồi trong Động, cửa Động có hại vị kim cương canh giữ, mái động gồ ghề,...

Trong động Quan Âm thị kính bế đứa bé trên tay với tư thế trao lại cho đời để vào cõi niết bàn. Người trầm tư gương sắc phúc hậu phảng phất nét ưu phiền có lẽ người còn lo lắng cho cõi dương gian liệu còn bao nhiêu người oan khuất như Thị Mầu.Tượng Quan Âm Thị Kính còn gọi là Quan Âm Tống Tử. Đến đây, không ai có thể không nhớ đến vở chèo nổi tiếng của nghệ thuật nước nhà.

Tiếp đến là Ban thờ đức chuẩn đề. Người tọa thiền trên tòa sen bên phải cũng tọa thiền trên tòa sen tay nâng be rượu, đệ tử bên phải cũng tọa thiền trên tòa sen tay nâng pho sách.

Tiếp theo là Động Nam Hải – Quan âm Nam Hải – Quan âm chùa hương bà chúa Ba ngồi giữa tư thế ung dung từ bi, gương sắc hồng hào ánh nhìn của Người và chỉ trong động thôi cũng diễn tả từng tầng lớp đẳng cấp của xã hội được ví như trên cao là Phật - Bồ tát – hang động diễn tả theo cảnh thiên phủ, địa phủ, và âm phủ, địa phủ nơi quan thế âm Nam Hải (Bà Chúa Ba) từng sống ở dương gian, cảnh âm phu nơi người được đưa xuống thăm địa ngục, Thiên phủ nơi Người nhập Niết bàn về cõi Tây thiên linh thiêng. Xung quanh phía các phương đều dày đặc mắt lưới của thiên la địa võng, làm cho hết thảy chúng sinh nơi trần thế đều không thoát khỏi luật nhân quả ở đời.

Động Tuyết Sơn tả rõ cảnh tu khổ hạnh của đức Phật Thích ca mâu ni, thể hiện qua pho tượng gầy gò, khổ hạnh. Người được sinh ra, lớn lên trong cung vua, được dạy văn võ song toàn. Khi người đi tu theo phái Bạt Già và Triều Trần Như, mỗi ngày ép xác ăn 1 hạt vừng, 1 hạt kê và uống 1 cốc nước dẫn đến người tiều tụy, da bọc xương. Sau đó Người nhận ra không cần phải ép xác như vậy, Người xuống gốc cây Bạt đa (tức cây bồ đề) thiền và quyết không tìm thấy đạo sẽ không rời khỏi nơi đây. Người ngồi thiền định 49 ngày trong khung cảnh êm đềm, Người đã giác ngộ và nhận ra đạo. Người thoát thân, thoát nhân đại ngộ thành Phật, lấy hiệu là Thích ca mâu ni, trở thành đấng siêu nhân, đấng đạo sư của nhân thế. Người đi thuyết pháp 49 năm và 80 tuổi viên mãn nhập Niết bàn.

Ban thờ Đức Thánh quan (Quan Công). Đây là hiện tượng nói lên sự công minh, chính trực, long trung thành tuyệt đối, giữ đúng lời hứa trước sau.

Tiếp đến là Ban thờ Bà chúa Liễu Hạnh đặt trong khám. Bà là con gái Ngọc Hoàng, vì phạm lỗi nên bị đày xuống trần gian. Bà giúp đỡ mọi người, Bà được tôn là Nữ hoàng công chúa. Bà đã trở thành bậc siêu nhiên, luôn ban ân đức cho mọi người, bà góp phần đánh giặc, trừng trị kẻ phản nghịch. Bà thể hiện là một người con gái khát vọng tự giải thoát, giải phóng người phụ nữ thoát khỏi xã hội áp bức, lễ nghi phong kiến. Bà còn giúp dân trồng dâu nuôi tằm, tìm ra chất liệu dệt vải làm ra quần áo. Bà là 1 trong Tứ bất tử trong tiềm thức người Việt không bao giờ mất. Thứ nhất là Thánh Sơn Tinh, thứ 2 là Tháng Gióng, thứ 3 là Thánh Chử Đồng Tử, thứ tư là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Kế tiếp là Ban thờ Đức Chúa Ông - người được coi là phổ độ cho các con hay ăn chóng lớn, ngoan. Người được mệnh danh là cấp cô độc viên và là một người giàu có nhưng giàu lòng nhân ái. Ngoài ra còn được giao nhiệm vụ cai quản, bảo vệ sự bình an của chùa. Đây là ban thờ duy nhất trong chùa được thờ lễ mặn.

Trong thời gian gần đây, một số hạng mục của chùa đã được tu bổ lại để tôn phần linh thiêng, tôn nghiêm cõi phật, cũng như phục vụ nhu cầu tham quan của phật tử, du khách. Ngoài việc là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, điểm tham quan hấp dẫn, sư trụ trì còn mở rộng vòng tay nhân ái cứu độ, dạy dỗ nhiều cháu nhỏ mồ côi học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.

0 Bình luận

| 9